Xe MPV dưới 700 triệu: Chọn Hyundai Stargazer hay Mitsubishi Xpander?
Ở Hà Nội, có một thời hễ thấy trong nhà treo bộ tranh Hàng Trống là biết tết sắp đến. Nói về tranh dân gian Hàng Trống, có hai dòng gồm tranh thờ và tranh tết. Chỉ cần một bức vẽ treo trước bàn thờ gia tiên gọi là tranh Hương Chủ với nội dung đầy đủ mâm ngũ quả, ban thờ, cửa võng, bài vị… là đủ thấy tết đang về. Nhà khá giả hơn treo thêm hai bức chim công và cá chép (Lý ngư vọng nguyệt), gửi gắm qua đó khát vọng, ước mong về một cuộc sống an yên, sum vầy, sung túc, thịnh đạt. Bộ ba tranh này được định danh rõ là tranh tết, tranh dùng chơi tết - một thú vui, tập quán thú vị của người Hà Nội xưa.Tết về, cũng là lúc các mẹ, các bà, các chị tất bật với cỗ tết tất niên. Người xưa quan niệm dẫu cả năm khốn khó, vất vả nhưng khi tết về, mâm cỗ phải đủ đầy, sung túc. Cụ bà Nguyễn Thị Lâm, một tiểu thư Hà Nội của ngày xưa rồi về làm dâu Bát Tràng, vẫn nhớ như in những ngày cận tết: "Me tôi kỹ lắm, gần đến 30 tết là chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu để làm mâm cỗ gồm bốn bát nấu và sáu đĩa, món nào cũng cầu kỳ. Lấy ví dụ nấu bát canh bóng phải có đủ 12 nguyên liệu, bóng phải chế biến sao cho mềm mà lại giòn. Nước canh phải lấy từ nước mưa đã lắng hằng năm, đem luộc gà và chỉ dùng nước luộc lần hai của gà, làm thế nước mới trong để thấy rõ cái đẹp của 12 nguyên liệu. Để ngọt nước, me tôi dùng tôm Thanh Hóa vì tôm khô ở đây vẫn để râu, sẽ làm nước ngọt hơn. Mâm cỗ tết, chuẩn bị sẵn sàng cho đủ nguyên liệu là mất một ngày, nấu thêm một ngày là bày tất niên mời các cụ về hưởng, thắp hương xong thì con cháu quây quần và thưởng thức cùng nhau".Hình ảnh những chiếc xe đạp ngày cuối năm chở những bó mùi già để bán cho mọi người về nấu nước tắm trước ngày 30 tết thực sự quen thuộc. Dưới cái lạnh se của đất trời, nồi mùi già đặt bên bếp lửa tỏa ngát vào không gian, thơm dịu, khiến đầu óc thư thái, nhẹ nhàng. Các cụ ngày xưa thật có lý khi vào cuối năm lại nấu lá mùi già làm nước tắm, bởi vận dụng dược tính của mùi già chữa cảm mạo, giải tỏa căng thẳng, cộng thêm quan niệm gột rửa điềm gở năm cũ, chuẩn bị tinh thần, cơ thể tươi vui đón một năm mới an lành. Hương mùi già ngát bay trong chiều cuối năm mãi là một ký ức đẹp.Màu tết, cũng có nhiều gợi nhớ khi thấy trên ban thờ sắc vàng của cam canh - bưởi diễn, ấy là lúc tết về. Bưởi được chọn từng quả căng mọng, sáng da, và để giữ cho sắc thắm tươi lâu, hương tỏa dịu, bưởi được đem lau qua cùng rượu trắng. Việc này chắc chắn từng quen thuộc với bao người. Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung, một người nặng lòng cùng tình yêu Hà Nội qua phong vị ẩm thực, chia sẻ hồi ức: "Mùi tết, nhiều kỷ niệm đẹp lắm. Ngày xưa cỗ tết, chỉ mùi gà luộc thôi đã thấy ngây ngất rồi, gà ngày xưa các cụ nuôi dành cho tết, được chăm chút kỹ. Mùi của bưởi diễn, mùi của hoa lan, mùi hương bài, cùng những cầu kỳ, tinh tế trong cách chơi hoa như thủy tiên. Hoa nở chậm thì tưới nước ấm, hoa nở vội phải bôi lòng trắng trứng gà để kềm lại cho đúng giao thừa… Tết về, nó làm tôi ốm vì phải làm việc liên tục, từ rửa lá dong, đến vo gạo, đãi đỗ, làm cơm… nhưng luôn khiến tâm hồn tôi xao xuyến, bâng khuâng giữa thời khắc cũ - mới để nhìn lại mình".Kỷ niệm, hồi ức, hương vị, lối trang trí, hiện vật, không gian…, những người hoài cổ, là kiến trúc sư, nhà báo, nhà sưu tầm, chuyên gia ẩm thực… đã hợp nhau lại, cùng tái hiện một không gian tết xưa tại Không gian sáng tạo 282 Factory (Long Biên, Hà Nội), đem về những kỷ niệm tết mà nhiều người từng trải qua trong đời.Một cuộc chơi với tết khơi miền hoài niệm, để lại một kỷ niệm đẹp, họa sĩ Vũ Hòa trở về từ Pháp, nói lên cảm nhận: "Hiếm có những dịp mọi người tạo ra không khí tết bằng bài trí hiện vật cổ theo nguyên bản và các hoạt động mang lại ký ức Hà Nội xưa, có thành thị, nông thôn, có mâm cỗ, tranh thờ, rồi ra cả sinh hoạt phố chợ với hàng hoa, hát xẩm, tò he, thư pháp… Tôi là người Hà Nội, và lâu lắm rồi mới có lại cảm xúc tết gần gũi, thân quen đến thế".Khám phá cồn đất giữa dòng Nhật Lệ
Chương trình Vợ chồng son tập 597 vừa lên sóng do Thanh Vân Hugo và Quốc Thuận dẫn dắt, cùng gặp gỡ Lê Ngọc Thanh (34 tuổi) và chồng Tây Vukic Daniel Mark (48 tuổi). Hai vợ chồng hiện sinh sống tại TP.Melbourne (Úc). Theo chia sẻ, Ngọc Thanh sang Úc từ năm 27 tuổi, khoảng 2 năm sau thì cô mới quen chồng và quyết định ở lại định cư. Daniel cho biết anh và vợ quen nhau qua ứng dụng hẹn hò trong thời điểm dịch Covid-19. Sau khoảng 2 tuần trò chuyện online, cả hai mới hẹn gặp mặt. "Gặp nhau vào khoảng tháng 12 thì đến lễ Tình nhân năm sau, chúng tôi chính thức quen. Tôi hỏi cô ấy nhiều lần: 'Làm bạn gái anh nhé?', ban đầu cô ấy cứ từ chối, bảo là: 'Chưa phải lúc, em không chắc nữa, anh làm người nước ngoài'. Nhưng cuối cùng cô ấy cũng đồng ý", anh kể lại. Ngọc Thanh chia sẻ trước khi nhận lời yêu Daniel, cô có nhiều đắn đo vì khoảng cách tuổi tác, địa lý, văn hóa... Thời gian đầu, cô không định mở lòng vì trước đó có kế hoạch chỉ sang Úc du học rồi về lại Việt Nam. Cô bộc bạch: "Tôi suy nghĩ khá nhiều và cũng lo lắng vì nếu ở lại Úc, tôi phải xây dựng lại từ đầu. Nhiều lần tôi phải cân nhắc là có nên chọn tình yêu này hay không. Vậy nên ban đầu tôi không mở lòng, nhưng anh ấy thể hiện rất chân thành. Tôi nghĩ đây là người có thể phù hợp với mình nên cho cơ hội tìm hiểu". Sau thời gian gắn bó, cả hai quyết định tiến đến hôn nhân. Cô chia sẻ lúc quen nhau thì mẹ vẫn ủng hộ, nhưng đến khi cưới thì bà không đồng ý. Ngọc Thanh tâm sự vì mẹ là người truyền thống nên không chấp nhận chuyện đám cưới không có rước dâu, không có bàn thờ tổ tiên hay các phong tục cưới của người Việt Nam. Tuy nhiên, khi sang Úc, bà thấy Daniel rất chân thành, tổ chức đám cưới hoành tráng, có nhiều người tham dự nên mới hết lo. Hiện tổ ấm của cặp vợ chồng đã có một nhóc tỳ dễ thương. Từ khi về chung một nhà, cô hạnh phúc khi được chồng yêu thương, cưng chiều hết mực. Ngọc Thanh thừa nhận tính cô khá bừa bộn, còn chồng thì rất kỹ tính. Chính vì thế, mỗi khi cô bày bừa, chồng đều đi phía sau để dọn dẹp lại.Trong khi đó, Daniel cho biết tật xấu lớn nhất của vợ là không bao giờ đúng giờ. Anh hài hước kể cả hai từng hẹn nhau đi nhà hàng lúc 7 giờ, vợ trang điểm, làm tóc và ra khỏi nhà lúc 7 giờ 30 phút. Bên cạnh đó, Daniel còn tố vợ siêu bừa bộn, để tóc rơi đầy sàn, nhà cửa không gọn gàng, chén đĩa ở mọi nơi vì "nấu ăn xong là cô ấy ôm cái điện thoại nên tôi phải dọn dẹp mọi thứ". Dù vậy, Daniel khẳng định anh vẫn yêu vì vợ rất tuyệt vời và xinh đẹp. "Tôi không thể đòi hỏi cô ấy thay đổi vì vợ rất tuyệt. Những tật xấu đó làm nên cô ấy, rất đáng yêu. Mà tôi yêu vợ vì cô ấy là chính mình. Có khi thay đổi lại thành ra nhàm chán", người chồng bày tỏ.
Nhớ về Gò Quao quê hương tôi
Ngày 24.2, thông tin từ chính quyền sở tại cho biết, bước đầu nhà thầu thi công tuyến hầm của dự án tuyến đường sắt đô thị (metro) thí điểm số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội đã hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng bởi sự cố "suối bùn" phun trào tại khu vực ngõ 7 phố Giang Văn Minh (Q.Ba Đình, Hà Nội).Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội - chủ đầu tư (MRB) cũng xác nhận thông tin nêu trên và cho biết nhà thầu đã hỗ trợ 30 hộ dân bị ảnh hưởng số tiền 1 triệu đồng/hộ.Theo MRB, máy đào hầm TBM (Tunnel Boring Machine) số 1 có tên "Thần tốc" cũng đã thi công qua khu vực dân cư ngõ 7 phố Giang Văn Minh và đang tiếp tục thi công theo kế hoạch.Bộ đôi máy TBM được thiết kế riêng cho dự án metro Nhổn - ga Hà Nội đang hoạt động song song. Trong đó, TBM1 có tên "Thần tốc" đã đào được hơn 1,2 km, còn TBM2 tên "Táo bạo" thì mới bắt đầu đào hầm cách đây vài tuần.Theo ghi nhận vào sáng 24.2, nhiều công nhân vẫn đang xử lý sự cố bùn tràn và dọn dẹp vệ sinh khu vực bị ảnh hưởng.Trước đó, chiều 20.2 xảy ra sự cố "suối bùn" phun trào khi thi công ga ngầm tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội. Ngay sau đó, MRB đã huy động hơn 100 công nhân và máy móc để khắc phục.Theo MRB, một trong các nguyên nhân dẫn đến sự cố trên là do dưới lòng đất còn tồn tại các giếng khoan cũ và cống thoát nước cũ không còn được sử dụng, tạo thành đường đi cho phụ gia khoan hầm trào lên mặt đất.Chủ đầu tư cho hay, trong quá trình khoan, phụ gia khoan hầm được phun áp lực để giữ ổn định đất trước gương đào. Khi gặp phải lỗ hở, phụ gia khoan hầm kết hợp nước và vật liệu mịn trong đất sẽ theo các lỗ rỗng này trào lên mặt đất.Đây là một hiện tượng thông thường trong quá trình thi công các công trình khoan hầm trong đô thị bằng TBM công nghệ cân bằng áp lực đất.Sau sự cố, ông Salvatore La Valle, Trưởng nhóm kỹ sư TBM, cho biết hiện tượng này có thể tiếp tục xảy ra, tuy nhiên, các bên liên quan đã xây dựng kế hoạch ứng phó từ trước và đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ xử lý để đảm bảo vệ sinh môi trường, cuộc sống người dân.Dự án đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội dài 12,5 km, có 8 ga trên cao và 4 ga ngầm. Trong đó, đoạn trên cao từ ga Nhổn - Cầu Giấy dài 8,5 km (đã khai thác thương mại), đoạn đi ngầm từ ga Cầu Giấy - ga Hà Nội dài 4 km. Dự án khởi công năm 2009, kế hoạch hoàn thành năm 2015 nhưng nhiều lần lùi tiến độ, dự kiến hoàn thành toàn tuyến năm 2027.Theo kế hoạch, tổng thời gian từ khi bắt đầu khoan máy TBM đầu tiên cho đến khi kết thúc máy TBM số 2 là 16 tháng.
Các tiểu thương, sau nhiều ngày buôn bán chật vật, buộc phải giảm giá sâu đến 50-75%, thậm chí chấp nhận "xả hàng" vào tối muộn với hy vọng vớt vát được chút vốn cuối cùng. Một số người may mắn tranh thủ giờ này để mua hoa giá rẻ, nhưng phía sau đó là nỗi buồn của những người bán, những người đã đổ công sức chăm sóc cả năm trời.Nhiều tiểu thương, vì không muốn bị ép giá, chọn cách chặt bỏ những cành đào, gom thành đống ngay trên vỉa hè, quyết không bán rẻ dù phải chịu lỗ. Với họ, việc chấp nhận bán phá giá không chỉ là một thất bại trong kinh doanh mà còn tạo tiền lệ xấu cho những năm sau. Những cây hoa có thể trồng lại được thì được mang về vườn, nhưng phần lớn bị bỏ lại hoặc đem về nhà để chưng cho qua tết.Hình ảnh các chậu đào, quất, và hoa tết bị bỏ lại ven đường đã trở nên quen thuộc ở Hà Nội vào những ngày cuối năm. Tuy nhiên, đằng sau sự "xả hàng" này là một gánh nặng lớn cho những người làm vệ sinh môi trường. Những cành hoa, chậu cảnh bị bỏ lại chất thành đống lớn, không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn đòi hỏi nhiều công sức thu gom, xử lý trong những ngày sát tết. Năm nay, trong bối cảnh khó khăn kinh tế, nhiều người dân chờ đến sát ngày để mua hoa giá rẻ, khiến tình hình buôn bán thêm phần ảm đạm. Những tiểu thương bám trụ đến chiều muộn, nhưng đến 5-6 giờ tối, phần lớn cũng phải thu dọn về nhà, mang theo những hy vọng mong manh về một năm sau tốt đẹp hơn.
'Xẻ thịt' đồi đất ven hồ sông Dinh (Bình Thuận): Mở đường xuyên rừng khai thác cát lậu
Còn tại Bến xe miền Tây, cũng trở nên tấp nập khi lượng xe khách đổ dồn về đây càng nhiều. Đông đảo bạn trẻ di chuyển bằng xe khách cũng tranh thủ xuống xe, bắt xe ôm công nghệ, taxi rồi nhanh chóng rời bến để về nhà, phòng trọ.